TÌNH TRẠNG HẤP THU DINH DƯỠNG CỦA BẮP LAI TRÊN ĐẤT PHÙ SA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TÌNH TRẠNG HẤP THU DINH DƯỠNG CỦA BẮP LAI TRÊN ĐẤT PHÙ SA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Study on nutrient uptake status of hybrid maize cultivated on alluvial soil in the Mekong delta
Nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của việc bón chất dinh dưỡng đến năng suất bắp lai, đồng thời ứng dụng phương pháp chẩn đoán và khuyến cáo tích hợp (DRIS) trong chẩn đoán sự mất cân bằng dinh dưỡng trên cây bắp lai trồng trên đất phù sa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Thí nghiệm được thực hiện tại huyện An Phú - An Giang, vụ Đông Xuân năm 2014 - 2015 và 2015 - 2016. Phương pháp DRIS nhận diện được tình trạng mất cân bằng dưỡng chất qua thí nghiệm bón khuyết dưỡng chất cho bắp lai. Bón khuyết từng dưỡng chất cụ thể cho thấy sự đáp ứng về hàm lượng dinh dưỡng trong lá, chỉ số DRIS và năng suất. Việc bón khuyết N hoặc P dẫn đến năng suất hạt thấp hơn đáng kể cùng với sự thể hiện chỉ số DRIS mang giá trị âm. Chỉ số DRIS có giá trị âm đã chỉ ra sự mất cân bằng của Cu, Fe, N, P. Dưỡng chất N và P cũng được chẩn đoán là trong tình trạng mất cân bằng dù trước đó được bón đầy đủ, điều này cho thấy năng suất bắp lai có cơ hội gia tăng khi dinh dưỡng bằng biện pháp bón cân đối ở mức thích hợp.
The study aimed to determine the effect of nutrient application on hybrid maize yield by using the Diagnosis and Recommendation Integrated System (DRIS) in diagnosing nutrient imbalance on hybrid maize grown on alluvial soil in the Mekong Delta. The experiment was carried out in An Phu district - An Giang in Winter-Spring crop seasons of 2014 - 2015 and 2015 - 2016. DRIS method identifies nutrient imbalance through nutrient omission experiments for hybrid maize. Fertilization of each specific nutrient showed a response in terms of leaf nutrient content, DRIS index and yield. The omission of N or P resulted in significantly lower grain yield together with negative DRIS indices. A negative value of DRIS indicated an imbalance of Cu, Fe, N, and P. Nutrients N and P were also found to be in an unbalanced state despite being fully fertilized, which suggests that hybrid maize yield has a chance to increase when nutrition with balanced fertilization is at an appropriate level.