• PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TỪ MÔ HÌNH CANH TÁC LÚA THÔNG MINH (CSA) THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN ĐẤT CANH TÁC MỘT VỤ LÚA TẠI TỈNH QUẢNG NAM

PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TỪ MÔ HÌNH CANH TÁC LÚA THÔNG MINH (CSA) THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN ĐẤT CANH TÁC MỘT VỤ LÚA TẠI TỈNH QUẢNG NAM

Xem các bài khác
Số trang của bài
112-120
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TỪ MÔ HÌNH CANH TÁC LÚA THÔNG MINH (CSA) THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN ĐẤT CANH TÁC MỘT VỤ LÚA TẠI TỈNH QUẢNG NAM
 

Tên tác giả
Đinh Quang Hiếu, Bùi Thị Phương Loan, Cao Hương Giang, Nguyễn Thị Hoài Thu, Dương Linh Phượng, Phạm Thị Minh Ngọc
Category
Monthly Journal
Title

Greenhouse gas emissions from climate-smart agricultural models applied for one rice crop in Quang Nam province
 

Author
Dinh Quang Hieu, Bui Thi Phuong Loan, Cao Huong Giang, Nguyen Thi Hoai Thu, Duong Linh Phuong, Pham Thi Minh Ngoc
Tóm tắt

Nghiên cứu phát thải khí nhà kính (KNK) từ mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng với BĐKH được triển khai trên đất phù sa tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam trong 2 vụ (Đông Xuân năm 2018 và 2019), để đánh giá ảnh hưởng của mô hình canh tác lúa thông minh (CSA) đến phát thải khí nhà kính (KNK - CH4 và N2O) trên ruộng lúa. Nghiên cứu thực hiện lấy mẫu KNK từ đồng ruộng bằng phương pháp buồng kín tại mô hình canh lúa thông minh với khí hậu (mô hình CSA) và mô hình canh tác lúa theo truyền thống của nông dân tại địa phương (mô hình đối chứng - ĐC). Mỗi mô hình gồm 5 điểm thu mẫu KNK, 8 đợt thu mẫu được tiến hành theo các giai đoạn sinh trưởng chính của cây lúa và các lần bón phân. Những yếu tố khác biệt chính giữa 2 mô hình canh tác bao gồm liều lượng giống sử dụng, phương pháp quản lý nước và sử dụng phân bón. Kết quả tính toán phát thải cho thấy mô hình CSA phát thải thấp hơn 23,8% trong vụ Đông Xuân 2018 và 14,5% trong vụ Đông Xuân 2019 so với mô hình ĐC. Việc áp dụng kỹ thuật tưới khô ẩm xen kẽ được coi là yếu tố chính dẫn đến hiệu quả giảm phát thải KNK của mô hình CSA so với mô hình ĐC áp dụng phương thức ngập liên tục.
 

Abstract

Th–e study deployed on fluvisols base for assessment impacts of climate-smart agricultural (CSA) models to GHGs emission from the rice paddy field in Dai Loc district, Quang Nam province in the winter-spring seasons of 2018 and 2019. Th–e study directly performed GHGs emission measurement on the rice paddy field of climate-smart agricultural (CSA) and conventional farming models by closed chamber method. –The main different factors between 2 models including the amount of cultivar, water and fertilizer management. –The results showed that CSA model emitted 23.8% and 14.5% less than CF model in winter-spring of 2018 and 2019, respectively. –The application of AWD was considered as the main factor leading to the effective GHG emission mitigation of CSA model compared to CF model applying the continuos flooding.
 

Từ khoá / Keywords

phát thải khí nhà kính
CSA
CH 4
N2O
khô ẩm xen kẽ
ngập liên tục
CSA
GHG
alternate wetting and drying
continuous flooding