• NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) VỚI MẬT ĐỘ KHÁC NHAU THEO CÔNG NGHỆ BIOFLOC TẠI CÀ MAU

NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) VỚI MẬT ĐỘ KHÁC NHAU THEO CÔNG NGHỆ BIOFLOC TẠI CÀ MAU

Xem các bài khác
Số trang của bài
88-93
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) VỚI MẬT ĐỘ KHÁC NHAU THEO CÔNG NGHỆ BIOFLOC TẠI CÀ MAU

Tên tác giả
Lý Văn Khánh, Nguyễn Thị Ngọc Anh và Mai Xuân Hương
Category
Monthly Journal
Title

Study on nursing giant freshwater prawn (Macrobrachium rosenbergii) postlarvae with different stocking densities applying biofloc technology in Ca Mau province

Author
Ly Van Khanh, Nguyen Thi Ngoc Anh and Mai Xuan Huong
Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm xác định mật độ ương giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) thích hợp trong hệ thống biofloc gồm 6 nghiệm thức với các mật độ 200, 400, 600, 800, 1.000 và 1.200 con/m2 , mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Tôm càng xanh giống có khối lượng 0,012 g và chiều dài 0,95 cm được bố trí trong các ao lót bạt có diện tích 1 m2 , độ mặn 5‰. Sử dụng rỉ đường để tạo biofloc với tỷ lệ C/N = 17,5. Kết quả sau 30 ngày ương cho thấy nhiệt độ, pH, TAN và NO2 - của các nghiệm thức nằm trong khoảng thích hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển. Thể tích biofloc dao động từ 0,44 ± 0,06 đến 0,98 ± 0,07 mL/L. Khối lượng, chiều dài tôm cao nhất ở nghiệm thức 200 và 400 con/m2 khác biệt ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Tỷ lệ tôm sống khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) giữa các nghiệm thức. Ở nghiệm thức 1.200 con/m2 có năng suất cao nhất. Ương tôm càng xanh ở mật độ 1.200 con/m2 có thể được xem là hiệu quả nhất trên đơn vị diện tích sản xuất.

Abstract

The study aimed to determine the most suitable stocking density of giant freshwater prawn (Macrobrachium rosenbergii) in a biofloc system consisting of 6 treatments with densities of 200, 400, 600, 800, 1.000 and 1.200 prawn/m2 , respectively each treatment was repeated 3 times. Prawn with weight of 0.012 g and length of 0.95 cm were arranged in canvaslined ponds with an area of 1 m2 , salinity of 5‰. Molasses were used to make biofloc with the ratio C/N = 17.5. After 30 days of rearing, the results showed that the temperature, pH, TAN, NO2 - , of the treatments were in the appropriate range for prawn to grow and develop well. The biofloc volume ranged from 0.44 ± 0.06 to 0.98 ± 0.07 mL/L. The highest prawn weight and length in treatments of 200 and 400 prawn/m2 were significantly different (p < 0.05) compared with the other treatments. The survival rate was not statistically significant (p < 0.05) between treatments. The highest yield was obtained in the treatment of 1,200 prawn/m2 . Therefore, the density of 1,200 prawn/m2 can be considered as the most effective per production area unit.

Từ khoá / Keywords

tôm càng xanh
ương giống
mật độ
biofloc
giant freshwater prawn
nursing
density
biofloc