• NGHIÊN CỨU QUY LUẬT PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SÂU NĂN HẠI LÚA TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

NGHIÊN CỨU QUY LUẬT PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SÂU NĂN HẠI LÚA TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Xem các bài khác
Số trang của bài
65-72
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

NGHIÊN CỨU QUY LUẬT PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SÂU NĂN HẠI LÚA TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Tên tác giả
Vũ Quỳnh, Nguyễn Thị Thanh Thùy, Đỗ Tấn Trung, Phạm Thị Kim Vàng, Trần Lộc Thụy, Trần Thị Mộng Quyên, Trần Thị Bé Hồng, Nguyễn Thị Vàng, Nguyễn Thị Thủy, Lê Quốc Cường, Nguyễn Thị Phong Lan, Phạm Hồng Hiển
Category
Monthly Journal
Title

Study on emergence, development and integrated management of rice gall midge damage in the Mekong delta

Author
Vu Quynh, Nguyen Thi Thanh Thuy, Do Tan Trung, Pham Thi Kim Vang, Tran Loc Thuy,Tran Thi Mong Quyen, Tran Thi Be Hong, Nguyen Thi Vang, Nguyen Thi Thuy, Le Quoc Cuong, Nguyen Thi Phong Lan, Pham Hong Hien
Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu nghiên cứu quy luật phát sinh, phát triển và biện pháp quản lý tổng hợp sâu năn hại lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian 2018 - 2020 cho thấy, sâu năn gây hại nặng trên vùng trồng lúa 3 vụ. Vòng đời của sâu năn từ 20 - 30 ngày, ký chủ phụ gồm lúa hoang, lúa cỏ, cỏ san nước, cỏ lồng vực. Sự xuất hiện của thành trùng sâu năn trên ruộng có thể được dự báo sớm bằng bẫy đèn và bẫy màu. Mật độ thành trùng sâu năn trên ruộng từ 10 - 20 con/m2 có thể gây hại từ 40% đến trên 80% . Các giống lúa đang trồng phổ biến ở ĐBSCL chưa có giống kháng với sâu năn, môt số giống có khả năng chống chịu như OM9582, OM3673, OM11735, và OM10424. Kết hợp mô hình sinh thái (ruộng lúa, bờ hoa) và sử dụng chế phẩm sinh học 3M chứa 3 chủng nấm xanh Metarhizium flavoviride, M. anisopliae và M. minus (1,1 x 109 bào tử/g) mang lại hiệu quả phòng trừ sâu năn cao và thân thiện môi trường. Mô hình quản lý tổng hợp sâu năn triển khai tại 3 tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ và Kiên Giang trong 2 vụ Thu Đông 2019 và Đông Xuân 2019 - 2010 với tổng diện tích hơn 20 ha, đã giảm 85% tỷ lệ sâu năn gây hại so với đối chứng. Thay thế việc phun thuốc trừ sâu hóa học bằng chế phẩm sinh học 3M , giảm 1 - 3 đợt phun thuốc hóa học trên vụ, tỷ lệ sâu năn bị nấm ký sinh đạt từ 65 - 87%, lợi nhuận ghi nhận được 10 - 29 triệu đồng/ha, tăng hiệu quả kinh tế so với Đối chứng từ 18,02 - 29,41%, kết quả này cho thấy có thể nhân rộng mô hình quản lý sâu năn theo hướng an toàn sinh thái ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Abstract

The study on emergence, development and integrated management of rice gall midge damage in the Mekong delta was carried out to examine occurrence and damage of AGM in regional rice paddy fields during period of 2018 - 2020. The results indicated that AGM appearance was linked closely with high RH degree and dry-wet alternative conditions, the typical weather of dry cropping season in Mekong delta (MK). Biological and ecological characteristics of AGM were investigated including life cycle, alternative hosts and relative natural enemies. Moreover, pest forecast using light traps and color-pan traps was also applied in order to explore AGM incident in paddy fields leading to proper pest management strategy. Screening tests of common rice varieties in MK were not found AGM resistant ant rice variety; some rice varieties including OM9582, OM3673, OM11735, and OM10424 found to be promising and showed potentials of AGM resistance. Application of ecological engineering by planting flowers and mungbeans on rice bunds and use of mycoinsecticide “3M” product containing three fungi species Metarhizium flavoviride, M. anisopliae và M. minus (1,1 ˟ 109 spores/g) developed by Plant protection department (CLRRI) were carried out as alternative methods, instead of using chemical insecticides by farmer habit, for environmental-friendly pest control on AGM damage by supporting natural enemy community performance in rice field ecosystem. Lastly, field trials were deployed in experimental sites of Can Tho, Kien Giang and Dong Thap in two consecutive cropping seasons Autumn Winter 2019 and Winter Spring 2019 - 2010 in total of over 20 hectare of rice, collaborating with local farmers for demonstration of integrated management strategy to control AGM damage in field condition. The results showed that AGM incident was effectively managed at 85%, reduced 1 - 3 times of insecticide application per crop, achieved profit from 10 - 29 millions VND per hectare and increased economic efficiency by 18.02 - 29.41% when comparing with farmer practices in all three experimental sites. The project has provided strong scientific evidence in term of rice gall midge management in the Mekong delta region tending to meet commitment of safe and sustainable rice production.

Từ khoá / Keywords

lúa
mô hình sinh thái
sâu năn
phòng trừ sinh học
quản lý tổng hợp
rice
ecological engineering model
rice gall midge biological control
IPM