NGHIÊN CỨU PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG VÒNG ĐỜI LÚA GẠO TẠI XÃ PHÚ LƯƠNG, HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH
NGHIÊN CỨU PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG VÒNG ĐỜI LÚA GẠO TẠI XÃ PHÚ LƯƠNG, HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH
Research on activities emitting greenhouse gases in life cycle of rice in Phu Luong commune, Dong Hung, Thai Binh province
Nghiên cứu này áp dụng quy trình điều tra vòng đời nhằm xác định các nguồn gây phát thải khí nhà kính (KNK) chính trong vòng đời lúa gạo tại xã Phú Lương, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Nghiên cứu đã tập trung phân tích tất cả các hoạt động liên quan từ sản xuất nguyên vật liệu đầu vào đến sau thu hoạch, dựa trên kết quả điều tra 90 hộ nông dân sản xuất lúa theo 3 hình thức canh tác lúa truyền thống (TT), hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) và hệ thống canh tác lúa hàng rộng, hàng hẹp (HRHH). Kết quả nghiên cứu đã xác định được dấu vết các-bon lúa gạo trong vụ Xuân là 16,09 tCO2tđ/ha (TT), 13,9 tCO2tđ/ha (SRI) và 15,3 tCO2tđ/ha (HRHH). Vào vụ mùa, dấu vết các-bon lúa gạo lần lượt là: 19,0tCO2tđ/ha (TT), 18,3 tCO2tđ/ha (SRI) và 18,6 tCO2tđ/ha (HRHH). Trong cả vụ Xuân và vụ Mùa, phát thải CH4 từ canh tác lúa đều chiếm tỷ trọng lớn nhất (36,1% - 55,8%), tiếp đến là sử dụng xăng dầu để vận hành máy cày và máy gặt đập liên hợp (16% - 27,8%), sản xuất điện cho vận hành máy bơm nước và quạt điện (13,7% - 22,5%) và cuối cùng là sản xuất phân bón (9% - 12,3%). Phát thải N2O từ đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng khoảng 1,9% - 3%. Các nguồn phát thải KNK khác đều chiếm tỷ trọng không đáng kể.
This study applied Life Cycle Inventory (LCI) of ISO to identify sources of greenhouse gases (GHG) during the life cycle of rice in Phu Luong commune, Dong Hung district, Thai Vinh province. The calculations results show that the carbon footprint of spring rice is 16.09 tCO2e/ha by the conventional paddy cultivation practice, 13.9 tCO2e/ha using the SRI practice and 15.3 tCO2e/ha with the wide-narrow row practice. In the summer season, the rice carbon footprint per the conventional practice is 19.0 tCO2e/ha, 18.3 tCO2e/ha for SRI, and 18.6 tCO2e/ha using the wide-narrow row practice. The main sources of emissions constituting the carbon footprint of rice include: (i) methane emissions from rice cultivation (36,1% - 55,8%); (ii) diesel combustion for agricultural machinery operation 16% - 27,8%; (iii) electricity generation for irrigation (13,7% - 22,5%) and (iv) fertilizer production (9% - 12,3%). N2O emission from agricultural soil constitutes 1.9 - 3%. Emissions from other activities accounted for negligible proportions.