NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU LÁ CÂY HOA CÚC CẤY MÔ Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG
NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU LÁ CÂY HOA CÚC CẤY MÔ Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG
Leaf anatomy of in vitro Chrysanthemum in nursery stage and technical measures for propagation
Cây hoa cúc (Chrysanthemum sp.) là một trong những loại hoa thương phẩm quan trọng trên thế giới. Trong nghiên cứu này, cây in vitro được huấn luyện ở vườn ươm có kiểm soát độ ẩm, ánh sáng thông qua màng che nilon và lưới cản quang, tỷ lệ sống đạt từ 83,16 đến 91,10%. Trong giai đoạn huấn luyện cây in vitro có một số đặc điểm giải phẫu lá thích ứng với môi trường tự nhiên như tăng độ dày của lá; tăng số lượng khí khổng; lông che chở và giảm kích thước khí khổng. Các chỉ tiêu chiều dài rễ, khối lượng tươi, khối lượng khô của cây hoa cúc tăng nhanh… Cây sinh trưởng phát triển rất tốt. Cây có nguồn gốc cấy mô 60 ngày tuổi được sử dụng làm cây mẹ. Cây mẹ được bấm ngọn và xử lý bằng phun dung dịch Atonik 5 ml/lít để phát sinh chồi bên đồng đều. Chồi bên được xử lý bằng dung dịch α-NAA 0,5 mg/lít hoặc chế phẩm kích thích ra rễ N3M 20 g/lít để tạo cây con hoàn chỉnh.
Chrysanthemum is one of the most important commercial flowers in the world. In This study, in vitro plantlets of Chrysanthemum were hardened in a green house with controlled light intensity and relative humidity by using black sunshade and transparent polyethylene layers. Survival rate reached from 83.16 to 91.10 %. In hardening stage, leaf anatomical characteristics of plants (such as increase in leaf thickness, stomata density of lower leaf and protective filaments of leaf upper surface, decrease in stomatal size) were adapted to natural environment. Plants derived from in vitro propagation showed great growth and high increase in some physilogical parameters including regeneration of root lenght, fress and dry mass of plants. 60 old days tissue cultured plants after nursery were used as mother ones. The spraying concentration of Atonik preparation was 5 ml/l which was favourable for forming terminal shoots of stock mother plant. Both Naphthaleneacetic acid NAA (0.5 mg/l) and N3M (20 g/l) preparation were suitable for rooting of terminal shoots.