NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA BỌ TRĨ HẠI CHUỐI VÀ KHẢO SÁT HIỆU LỰC CỦA DỊCH CHIẾT LÁ HÚNG QUẾ ĐỐI VỚI CHÚNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA BỌ TRĨ HẠI CHUỐI VÀ KHẢO SÁT HIỆU LỰC CỦA DỊCH CHIẾT LÁ HÚNG QUẾ ĐỐI VỚI CHÚNG
Study on morpho-biological characteristics of thrips on banana and efficacy of basil leaf extract for their control
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của bọ trĩ Thrips hawaiiensis và khảo sát hiệu lực của dịch chiết lá húng quế đối với chúng được thực hiện tại Viện Cây ăn quả miền Nam và các vườn chuối tại TP. Mỹ Tho, huyện Châu Thành, huyện Cai Lậy thuộc tỉnh Tiền Giang nhằm biết được đặc điểm sinh học của loài bọ trĩ này và đánh giá khả năng diệt bọ trĩ của dịch chiết lá húng quế. Kết quả ghi nhận cơ thể trưởng thành bọ trĩ có hai màu, phần đầu và phần ngực có màu vàng đến da cam, phần bụng có màu nâu đen, râu đầu có 7 đốt. Trứng có màu trắng đục được đẻ trên hoa chuối. Ấu trùng hoạt động nhanh nhẹn và ngừng ăn khi bắt đầu hóa nhộng. Thời gian phát triển vòng đời của bọ trĩ T. hawaiiensis trên cây chuối biến động từ 7,0 đến 14,5 ngày. Dịch chiết lá húng quế ở nồng độ từ 6%, 7%, 8% và 9% cho hiệu lực đối với bọ trĩ lần lượt là 70,59%; 74,51%; 78,43% và 80,39% ở thời điểm 7 ngày sau phun trong điều kiện phòng thí nghiệm.
A study on morpho-biological characteristics of thrips on banana and efficacy of basil leaf extract for their control was conducted at the Plant Protection Division of Southern Horticultural Research Institute and on the banana farms at My Tho City, Cai Lay and Chau anh districts, Tien Giang province from October 2018 to April 2019. The result showed that the adult of T. hawaiiensis had yellow or yellowish orange head and thorax, black brown abdomen and the antennae had eight segments. Eggs were milky in color and were laid in the banana Áower. Nymphs were very active and stop eating in pupae stage. The life cycle of T. hawaiiensis completed in 7-14.5 days. The results of efficacy evaluation of nine concentrations of basil leaf extract showed that the treatment of basil leaf extract was the highest effectiveness against T. hawaiiensis with a concentration of 9% (80.39%). Three treatments with concentration of 6% (70.59%), 7% (74.51%) and 8% (78.43%) also were highly effective against T. hawaiiensis at 7 days after spraying in lab conditions.