• NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP CANH TÁC TỎI KHÔNG BỔ SUNG ĐẤT ĐỎ BAZAN VÀ KHÔNG THAY CÁT SAN HÔ Ở HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP CANH TÁC TỎI KHÔNG BỔ SUNG ĐẤT ĐỎ BAZAN VÀ KHÔNG THAY CÁT SAN HÔ Ở HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

Xem các bài khác
Số trang của bài
114 - 119
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP CANH TÁC TỎI KHÔNG BỔ SUNG ĐẤT ĐỎ BAZAN VÀ KHÔNG THAY CÁT SAN HÔ Ở HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

Tên tác giả
Hồ Huy Cường , Vũ Văn Khuê , Phan Ái Chung , Lý Nữ Cẩm Duyên
Category
Monthly Journal
Title

Study on garlic cultivation measures without basalt red soil addition and without coral sand replacement in Ly Son district, Quang Ngai province

Author
Ho Huy Cuong, Vu Van Khue, Phan Ai Chung, Ly Nu Cam Duyen
Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định được giải pháp canh tác tỏi Lý Sơn không cần bổ sung đất đỏ bazan và không thay cát san hô. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD), 3 lần nhắc lại, diện tích ô cơ sở là 50 m2 trong 2 vụ Đông Xuân 2015 - 2016 và Đông Xuân 2016 - 2017. Thí nghiệm bố trí 3 giải pháp canh tác mới để so sánh, đánh giá với giải pháp canh tác truyền thống của người dân. Công thức 1 (CT1): Có bổ sung đất, có thay cát theo phương thức nông dân + phân hữu cơ và vô cơ. Công thức 2 (CT2): Không bổ sung đất, không thay cát, giữ lại lớp cát cũ, cày xới + Phân vô cơ + Phân hữu cơ vi sinh + Rong biển. CT3: Không bổ sung đất, không thay cát, loại bỏ lớp cát cũ, cày xới + Che phủ xác thực vật + Phân vô cơ + Phân hữu cơ vi sinh + Rong biển; và CT4: Không bổ sung đất, không thay cát, loại bỏ lớp cát cũ, cày xới + Vùi xác thực vật + Phân vô cơ + Phân hữu cơ vi sinh + Rong biển. Kết quả cho thấy, khi canh tác tỏi theo phương thức ở CT3 đã không làm sụt giảm năng suất và chất lượng so với phương thức truyền thống của người dân (Khối lượng củ từ 5,9 - 8,0 g/củ, năng suất đạt từ 4,86 - 6,03 tấn/ha; hàm lượng Iốt, protein, tinh dầu và alixin tương đương), nhưng hiệu quả kinh tế đã tăng thêm 22.800.000 đồng/ha.

Abstract

The objective of the study was to identify garlic cultivation measures without basalt red soil addition and without coral sand replacement. The experiment was arranged in Randomize Complete Block Design (RCBD), with 3 replications; the plot area was 50 m2 in winter spring 2015 - 2016 and winter - spring 2016 - 2017 crop seasons. The experiment included 3 new cultivation solutions. Treatment 1 (CT1 - conventinal method: Soil addition, sand replacement + inorganic fertilizer + microbial organic fertilizer. Treatment 2 (CT2): Without soil addition, without sand replacement (keeping old send), plowing + inorganic fertilizer + microbial organic fertilizer + Seaweed. Treatment 3 (CT3): Without soil addition, without sand replacement (but removing the old sand), plowing + plant residue covering + inorganic fertilizer + microbial organic fertilizer + Seaweed. Treatment 4 (CT4): Without soil addition, without sand replacement (but removing the old sand), plowing + plant residue burying + inorganic fertilizer + microbial organic fertilizer + Seaweed. The results showed that, cultivation garlic following the Treatment 3 was not reduced yield and quality of garlic as compared to the traditional cultivation practice (the bulb weight from 5.9 - 8.0 g/bulb, yield from 4.86 - 6.03 tons/ha, level of iodine, protein, essential oil and alixin was equivalent to the control), but economic efficiency increased 22,800,000 VND/ha.

Từ khoá / Keywords

Tỏi Lý Sơn
Đất đỏ bazan
cát san hô
hiệu quả kinh tế
Ly Son garlic
basalt red soil
coral sand
economic return