KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CANH TÁC QUÝT HỒNG TẠI HUYỆN LAI VUNG, TỈNH ĐỒNG THÁP

Xem các bài khác
Số trang của bài
146 - 151
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CANH TÁC QUÝT HỒNG TẠI HUYỆN LAI VUNG, TỈNH ĐỒNG THÁP

Tên tác giả
Phạm Duy Tiễn , Lý Ngọc Thanh Xuân , Trần Ngọc Hữu , Lê Vĩnh Thúc , Nguyễn Quốc Khương
Category
Monthly Journal
Title

Investigation of cultivation status of Hong mandarin  in Lai Vung district, Dong Thap province

Author
Pham Duy Tien, Ly Ngoc Thanh Xuan, Tran Ngoc Huu2 Le Vinh Thuc, Nguyen Quoc Khuong
Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu là: (i) Xác định hiện trạng canh tác quýt Hồng tại Lai Vung; (ii) Tình hình sử dụng phân bón và bệnh hại ở cây quýt Hồng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Tổng số 20 nông hộ được phỏng vấn về kỹ thuật canh tác, tình hình sử dụng phân bón và sâu bệnh hại. Kết quả cho thấy nông dân canh tác quýt Hồng có nhiều kinh nghiệm, nhưng diện tích trồng nhỏ lẻ. Ngoài ra, người trồng quýt hồng có có kiến thức cơ bản về kỹ thuật canh tác như thiết kế liếp, tưới tiêu nước, quản lý cỏ và xử lý ra hoa. Bệnh vàng lá thối rễ và hiện tượng rụng trái xuất hiện phổ biến ở vùng trồng quýt Hồng. Người trồng quýt Hồng chủ yếu sử dụng biện pháp hóa học để phòng trừ sâu, bệnh hại, ngoại trừ bệnh vàng lá, thối rễ. Phân N, P, K được bón không cân đối và cao hơn lượng phân khuyến cáo cho cây quýt Hồng. Trong đó, công thức phân N, P2 O5 , K2 O trung bình lần lượt là: 363; 499; 225 so với lượng phân khuyến cáo là 338 kg N ha-1, 253 kg P2 O5 ha-1, 152 kg K2 O ha-1. Lượng phân hữu cơ và hữu cơ vi sinh trung bình lần lượt là 1709,4 và 2344,9 g/cây/năm; có đến 90% số hộ sử dụng một trong các loại phân như phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh và chế phẩm hữu cơ vi sinh. Phân tích SWOT cho thấy cần tăng cường sử dụng các biện pháp sinh học cho canh tác quýt Hồng để tạo ra những sản phẩm sạch nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.

Abstract

Objectives of this research were to (i) survey the cultivation status of Hong mandarin variety; (ii) investigate the current of fertilizer application and status of pestilent insect of Hong mandarin variety in Lai Vung district, Dong Thap province. A total of 20 farmers were interviewed from a questionnaire sheet for practical techniques, fertilizer application, pests and diseases. The results showed that farmers possessed such useful experience, but cultivation areas of mandarin were very small. Moreover, farmers properly applied the practical techniques including bed design, irrigation, weed management, treating of flowering. The yellow leaf and root rot and shed fruits were popular in Hong mandarin. Farmers used chemical methods to control the epidemic disease, with the exception for yellow leaf and root rot disease. Mean of N, P2 O5 , K2 O fertilizers formula was 363, 499, 225 kg.ha-1, which were imbalanced and overused as compared to NPK recommendation formula of 338 kg N ha-1, 253 kg P2 O5 ha-1, 152 kg K2 O ha-1. The amount of organic manure and microbial organic fertilizers was 1709.4 and 2344.9 gram/tree/year, respectively. 90 percent of farmers used one of following fertilizers as manure or microbial organic fertilizer or microbial organic preparation. Therefore, SWOT analysis showed that organic methods should be applied for safe production and meet market demand.

Từ khoá / Keywords

Quýt Hồng
hiện trạng canh tác
phân bón
sâu bệnh hại
huyện Lai Vung
Hong mandarin variety Citrus reticulata Blanco
cultivation status
pest and desease
Lai Vung district