KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH THÂM CANH TỔNG HỢP, ÁP DỤNG CƠ GIỚI HÓA TRONG SẢN XUẤT LẠC TẠI NGHỆ AN
KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH THÂM CANH TỔNG HỢP, ÁP DỤNG CƠ GIỚI HÓA TRONG SẢN XUẤT LẠC TẠI NGHỆ AN
Building of demonstration pilot for intensive cultivation of peanut by applying mechanization in Nghe An
Áp dụng cơ giới hóa (CGH) vào một số khâu trong sản xuất lạc, đồng thời áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật về giống (giống lạc L26), kỹ thuật canh tác... đã làm tăng năng suất lạc đạt 42,7 tạ/ha, tăng so với sản xuất đối chứng từ 16,9 - 28,2%. Hiệu quả kinh tế của mô hình đạt 50,18 triệu đồng/ha, tăng 70% so với sử dụng cùng giống lạc L26 và tăng gấp 2,5 lần so với giống địa phương. Đưa cơ giới hóa vào trong sản xuất đã làm giải phóng sức lao động, giảm chi phí nhân công trên 30%, góp phần thay đổi tập quán canh tác theo hướng sản xuất cánh đồng mẫu lớn, tập trung hàng hóa, tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong thời gian tới.
Applying mechanization (Seedling equipment MGL-1, harvesting machine MTL-1000 and peanut seed separator MBL-1000) into some stages of peanut production combined with advance techniques made the yield of peanut variety (L26) reaching 4270 kg/ha, increased by 16.9% to 28.2% in comparison to that of the control. The total income was recorded at 50.18 million VND/ha, increased by 70% in comparison to that of the same variety L26 and by 2.5 times compared with local varieties when applying traditional cultivation technique. Application of mechanization in peanut production could decrease labor cost in more than 30% and free labour sources, contributing to changes of farming habit toward big farm, massive production and motivating the re-structure of agriculture in future.