• KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TỔNG HỢP (IPM) BỆNH MỐC SƯƠNG, VIRUS TRONG SẢN XUẤT KHOAI TÂY

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TỔNG HỢP (IPM) BỆNH MỐC SƯƠNG, VIRUS TRONG SẢN XUẤT KHOAI TÂY

Xem các bài khác
Số trang của bài
31-39
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TỔNG HỢP (IPM) BỆNH MỐC SƯƠNG, VIRUS TRONG SẢN XUẤT KHOAI TÂY
 

Tên tác giả
Trịnh Văn Mỵ, Đỗ Thị Bích Nga, Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Nhung, Ngô Thị Huệ
Category
Monthly Journal
Title

Study on IPM for late blight and virus in potato production
 

Author
Trinh Van My, Do Thi Bich Nga, Nguyen Thi Thu Huong, Nguyen Thi Nhung, Ngo Thi Hue
Tóm tắt

Bệnh mốc sương và virus là những dịch hại nguy hiểm trong sản xuất khoai tây ở các tỉnh phía Bắc. Bệnh mốc sương có thể bùng phát thành dịch trên diện tích lớn khi nhiệt độ 15 - 17oC và ẩm độ đạt 95 - 100% trong thời gian 7 - 10 ngày và tỷ lệ nhiễm bệnh virus tăng lên qua các đời của giống trong sản xuất. Ở các giống khoai tây Solara và Marabel đời G2-3 là 2 - 15%, đời G4 là 36,4% và đời G5 là 65%, giống Trung Quốc là 14 - 72%; ở các giống Atlantic, Aladin và Belarosa là 11,3 - 86,3% và các giống KT2, KT3, VC38-6 là 78 - 100%. Trên đồng ruộng trồng khoai tây xen với các cây trồng khác như dưa chuột, bầu bí, các loại đậu đỗ (cô ve, cô bơ) sẽ phát triển môi giới truyền bệnh virus như rệp, bọ trĩ, nhện cao hơn các ruộng trồng thuần khoai tây. Biện pháp chọn lọc quần thể cây bệnh virus trong sản xuất khoai tây làm giảm bệnh virus từ 96% xuống còn 30% sau một năm chọn lọc và làm tăng năng suất 34,5%. Biện pháp phòng chống bệnh mốc sương bằng thuốc hóa học đã làm tăng sản lượng đến 107,6% so với không phòng trừ chỉ đạt 8,8 - 69,5%. Mô hình sản xuất khoai tây bằng phối hợp các biện pháp về sử dụng giống sạch bệnh, phòng trừ bệnh mốc sương đúng cách, thời vụ thích hợp, loại bỏ ký chủ truyền bệnh mốc sương, virus (IPM) làm tăng năng suất khoai tây từ 48,6 - 51,6% so với đại trà không áp dụng biện pháp IPM.
 

Abstract

Late blight and viruses are dangerous diseases in potato production in Northern provinces. Late blight can break out at temperature of 15 - 17oC and humidity of 95 - 100% from 7 to 10 days. The virus disease has increased over potato generations (G) in production. The ratio of virus infection in the Solara and Marabel varieties of second and third generations (G2-3) reached 2 - 15%; G4 36.4% and G5 65%, respectively. This figure on Atlantic, Aladin and Belarosa varieties was 11.3 - 86.3% and in KT2, KT3, VC38-6 varieties was 78 - 100% in production. On the field, potato intercropped with other crops such as cucumbers, beans, pests vectors such as aphids, thrips, spiders occurred higher than on monocrop field. Mass selection of potato reduced virus disease from 96% to 30% after the first year and increased productivity by 34.5%. The control of late blight by chemical increased the yield to 107.6% compared to non-control by 8.8 - 69.5%. IPM (seed of free disease, season, chemicals) could increase potato yield from 48.6 to 51.6%.
 

Từ khoá / Keywords

Khoai tây
bệnh mốc sương
virus
môi giới truyền bệnh
hóa học
IPM
Potato
Late blight
virus
chemical
IPM