• HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ CÂY BÌM BÌM VÀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA THUỐC TRỪ CỎ TẠI ĐÀ NẴNG

HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ CÂY BÌM BÌM VÀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA THUỐC TRỪ CỎ TẠI ĐÀ NẴNG

Xem các bài khác
Số trang của bài
170 - 177
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ CÂY BÌM BÌM VÀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA THUỐC TRỪ CỎ TẠI ĐÀ NẴNG

Tên tác giả
Cù Thị Thanh Phúc , Đặng Thị Phương Lan , Nguyễn Thị Hằng Nga , Đinh Xuân Tùng , Phạm Thị Tâm , Nguyễn Thị Thảo , Lại Thị Thu Hằng , Lê Thanh Tùng
Category
Monthly Journal
Title

Prevention efficacy of herbicides on Merremia spp and environmental impact in Da Nang province

Author
Cu Thi Thanh Phuc, Dang Thi Phuong Lan, Nguyen Thi Hang Nga, Dinh Xuan Tung, Pham Thi Tam, Nguyen Thi Thao, Lai Thi Thu Hang, Le Thanh Tung
Tóm tắt

Mô hình phòng trừ cây Bìm bìm tại khu Bảo tồn thiên nhiên bán đảo Sơn Trà được thiết lập để đánh giá hiệu quả kỹ thuật và tác động môi trường của biện pháp diệt trừ cây bìm bìm hiện đang phát tán và xâm lấn nặng các khu rừng ở ven biển miền Trung. Kết quả triển khai cho thấy biện pháp sử dụng thuốc trừ cỏ lưu dẫn thuộc hoạt chất Glyphosate và Metsulfuron methyl để đưa thuốc vào thân cây bìm bìm thông qua kỹ thuật truyền dịch và bơm trực tiếp thuốc vào thân cây (sau khi đã cắt bỏ phần ngọn) có thể diệt tận gốc cây bìm bìm ở các kích thước khác nhau; hiệu quả diệt trực tiếp đều đạt 100%. Trường hợp bơm thuốc vào thân nhưng không cắt gốc cũng mang lại hiệu quả tới 99,76%. Việc cải tiến kỹ thuật đưa các thuốc vào thân cây không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn an toàn với môi trường do thuốc hoàn toàn không bị phát tán ra bên ngoài nên kết quả phân tích mẫu đất ở sát gốc cây không phát hiện được dư lượng ở các thời điểm lấy mẫu; dư lượng trong mẫu lá ở 15 ngày sau xử lý thuốc thấp hơn mưc dư lượng cho phép so với tiêu chuẩn của Nhật Bản đối với rau ăn lá và hết hoàn toàn vào 30 ngày sau xử lý. Dư lượng thuốc trong các mẫu thân, cành đều thấp hơn ngưỡng cho phép của tiêu chuẩn CODEX và Nhật Bản đối với cây mía tại thời điểm 30 ngày sau xử lý. Việc sử dụng thuốc không những không ảnh hưởng tới các loài động, thực vật trong hệ sinh thái mà còn có tác động tích cực gia tăng số loài và giúp các loài thực vật sinh trưởng tốt hơn do không bị cây bìm bìm lấn át.

Abstract

A model was built to evaluate the efficacy and environmental impact of integrated control process of Merremia spp, spreading and encroaching in Son Tra peninsula, Da Nang city. The result showed that the use of herbicides with active ingredient Glyphosate and Metsulfuron methyl by infusion technique and directly injecting into the stem (after cutting the tops) could eradicate Merremia with different sizes; the control effectiveness reached 100%. The effectiveness also reached 99.76% in case the chemicals were injected into the uncut stem. The improvement of the technique of injecting chemicals into the stem not only brings high efficiency but is safe with the environment because the drug is completely undispersed externally, the results of soil sample analysis in plant stem did not detect residues at the time of sampling; residues in the leaf specimen at 15 days after the treatment were lower than the permitted amount in comparison with Japanese standard for leafy vegetables and were completely out at 30 days after the treatment. The residues in stem, branch samples were lower than the allowed threshold of CODEX and Japanese standards for sugarcane at 30 days after treatment. The use of the herbicide not only does not affect the animals, plants in the ecosystem, but also has a positive impact on increasing the number of plant species and helps the plant grow better because of Merremia.

Từ khoá / Keywords

Cây Bìm bìm Merremia spp.
phòng trừ cây Bìm bìm
bán đảo Sơn Trà
Merremia spp
control Merremia spp
Son Tra peninsula