HIỆN TRẠNG CANH TÁC QUÝT ĐƯỜNG TẠI XÃ LONG TRỊ, THỊ XÃ LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG
HIỆN TRẠNG CANH TÁC QUÝT ĐƯỜNG TẠI XÃ LONG TRỊ, THỊ XÃ LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG
Cultivation status of mandarin in Long Tri commune, Long My town, Hau Giang province
Hiện trạng canh tác cây quýt đường được nghiên cứu tại xã Long Trị, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Điều tra tổng số 40 nông hộ, trong đó phỏng vấn 20 nông hộ về kỹ thuật canh tác, hiện trạng sử dụng phân bón, tình hình dịch bệnh và 20 nông hộ khác đã từng trồng quýt đường để tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến ngừng canh tác quýt đường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, diện tích đất trồng quýt đường đã giảm đáng kể chủ yếu do bệnh vàng lá thối rễ và vàng lá gân xanh. Liếp vườn trồng thấp là bất lợi đối với canh tác quýt đường, trong khi sử dụng bùn đáy mương và phân rơm ủ được xem là những bước tiến tích cực. Hầu hết người canh tác quýt đường bón phân hóa học N, P, K không cân đối và cao hơn so với công thức phân khuyến cáo, với liều lượng bón trung bình đạt 197, 284, 146 g/cây/năm theo thứ tự. Thêm vào đó, phân hữu cơ vi sinh hay chế phẩm hữu cơ vi sinh cũng chưa được nhà vườn sử dụng phổ biến trong khi bón vôi được sử dụng rất phổ biến. Năng suất quýt đường trung bình 30,4 kg/cây/năm. Phân tích SWOT cho thấy vùng canh tác có thể hướng đến sản xuất quy mô lớn, nhưng việc hỗ trợ khoa học kỹ thuật là cần thiết.
The cultivation status of mandarin was investigated in Long Tri commune, Long My town, Hau Giang province. A total of 40 farmers were surveyed, among them, 20 farmers were interviewed for farming techniques, current application of fertilizers, disease situation and 20 other farmers used to grow for finding out the reasons of stopping cultivation. The study results showed that the area of mandarin growing was decreased significantly mainly due to yellow leaf and root rot, and huanglongbing diseases. The low furrow soil was a disadvantage for mandarin cultivation while the use of mud and incubated rice straw was considered as advantages. Almost farmers applied imbalance of N, P, K with average dosage of 197; 284; 146 g/tree/year, respectively and this amount was higher than the recommended one. In addition, the compost and biofertilizer were not widely used by farmers whilst lime was commonly used. Mean yield of mandarin was 30.4 kg/tree/year. The analysis of SWOT showed that this cultivation area can be used for large scale production, but advanced practical techniques should be supported by engineering staff.