ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI LÚA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU CUỐN LÁ NHỎ BẰNG CHẾ PHẨM THUỐC THẢO MỘC VỤ XUÂN TẠI HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH
ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI LÚA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU CUỐN LÁ NHỎ BẰNG CHẾ PHẨM THUỐC THẢO MỘC VỤ XUÂN TẠI HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH
Investigation of pests composition on rice and prevention measures from small rice leaffolder by herbal insecticides in spring season in Gia Binh district, Bac Ninh province
Thí nghiệm được theo dõi trên 2 giống lúa Q5 và Khang dân 18 vụ Xuân 2016 tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Thuốc trừ sâu thảo mộc được chiết xuất từ hạt củ đậu và quả ớt tươi chín để diệt trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa. Kết quả thí nghiệm cho thấy có 12 loài sâu hại lúa, thuộc 8 họ, 6 bộ, trong đó bộ cánh vảy Lepidoptera chiếm nhiều nhất (6 loài). Các loài sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu và rầy lưng trắng xuất hiện trong suốt vụ với mức độ phổ biến cao còn các loài sâu hại khác xuất hiện rải rác với mức độ phổ biến thấp. Sâu cuốn lá nhỏ gồm 2 loài Cnaphalocrocis medinalis Guenee và Marasmia ruralis, trong đó loài C. medinalis Guenee là chủ yếu. Trong vụ Xuân xuất hiện 2 lứa sâu cuốn lá nhỏ nhưng lứa 2 gây hại nặng nhất từ giai đoạn lúa làm đòng đến trỗ, mật độ của chúng trên giống Q5 là 20 con/ m2 , trên giống Khang dân 18 là 15 con/m2 . Hiệu lực phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ của các loại thuốc thảo mộc được pha chế từ dịch chiết hạt củ đậu và ớt có hiệu quả cao nhất từ 81,47 - 82,61% sau 7 ngày phun thuốc.
The experiment was conducted on two rice varieties, including Q5 and Khang Dan 18 in spring season of 2016 in Gia Binh district, Bac Ninh province. The efficacy of herbal insecticide product extracted from jicama seeds and chili was evaluated on control of small rice leaffolder. The results showed that there were 12 rice pest species, belonging to 8 families of 6 orders were found and identified, of which Lepidoptera had the highest number of species (6 species). Small rice leaffolder, brown planthopper and white-backed planthopper were found throughout the crop season with high frequency while other species appeared sparsely. The small rice leaffolders consisted of two species, including Cnaphalocrocis medinalis and Marasmia ruralis, of which C. medinalis was the dominant species. In the spring crop season, 2 generations of small rice leaffolder occurred, of which the second generation caused the greatest damage to rice at reproductive phase with the density of 20 individuals/m2 in Q5 variety and 15 individuals/m2 in Khang Dan 18. The herbal pesticides extracted from jicama seeds and chili had the maximum efficacy in preventing small rice leaffolder at 81.47 - 82.61% after 7 days of spraying.