ĐÁNH GIÁ VẬT LIỆU KHỞI ĐẦU PHỤC VỤ CÔNG TÁC CHỌN GIỐNG LÚA CHO CHẾ BIẾN BÚN, MỲ KHÔ, BÁNH TẠI CÁC TỈNH PHÍA BẮC
ĐÁNH GIÁ VẬT LIỆU KHỞI ĐẦU PHỤC VỤ CÔNG TÁC CHỌN GIỐNG LÚA CHO CHẾ BIẾN BÚN, MỲ KHÔ, BÁNH TẠI CÁC TỈNH PHÍA BẮC
Evaluation of pre-breeding materials for breeding new processing rice varieties used for making noodles and rice papers in Northern provinces
Các tính trạng nông học, hình thái, khả năng kháng sâu bệnh hại chính, năng suất, chất lượng của 300 vật liệu khởi đầu được đánh giá tại Viện Cây lương thực và CTP năm 2019 nhằm phục vụ cho chương trình lai tạo, xử lý đột biến để chọn lọc các giống lúa phù hợp cho chế biến bún, mỳ khô, bánh tại các tỉnh phía Bắc. Phân phối nhọn vượt chuẩn (leptokurtic) được tìm thấy ở các chỉ tiêu chiều cao cây, số nhánh hữu hiệu/khóm, thời gian trỗ, thời gian sinh trưởng, khối lượng 1000 hạt và năng suất thực thu. Chỉ số đa dạng Shanon - Weaver (H’) là cao hơn ở các chỉ tiêu gồm kiểu hình chấp nhận (1,15), kiểu cây (0,75), hình dạng hạt gạo (0,75), mật độ hạt (0,66), tỷ lệ hạt chắc (0,66). Chiều cao cây có tương quan thuận ở mức cao với thời gian trỗ (0,481**), thời gian chín (0,444**), trong khi năng suất có tương quan thuận ở mức thấp với chiều cao cây (0,234**), số nhánh hữu hiệu/khóm (0,176**), khối lượng 1000 hạt (0,142*), và tỷ lệ hạt chắc (0,172**). Phân cụm dựa vào phương pháp phương sai tối thiểu Ward trên một số tính trạng nông học, hình thái và khả năng kháng sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng được phân tích. Ở hệ số khác biệt di truyền 20%, bộ vật liệu được phân làm 3 nhóm: Nhóm 1 gồm 111 giống, nhóm 2 gồm 17 giống và nhóm 3 gồm 172 giống. 30 giống thuộc các nhóm này đã được chọn và đánh giá về khả năng kháng sâu bệnh chính ở điều kiện nhân tạo và phân tích một số chỉ tiêu chất lượng để sử dụng làm vật liệu lai tạo và xử lý đột biến. Hầu hết các giống đều có khả năng kháng vừa đến kháng cao với bệnh bạc lá, đạo ôn và rầy nâu; hàm lượng amylose dao động từ 18,0-28,8%.
Agronomic traits, morphological traits, resistance to pests and diseases, yield and quality of 300 rice pre-breeding materials were evaluated in Field Crops Research Institute in 2019 for breeding and mutation of new processing rice varieties, suitable for making rice noodles and rice papers in Northern provinces. Leptokurtic distribution was found in plant height, number of effective tillers per plant, heading time, growth duration, weight of 1000 seeds and harvested yield. Shanon - Weaver Index (H’) was higher in phenotypic accetability (1.15), plant habit (0.75), brown rice shape (0.75), grain density in panicle (0.66), grain sterility (0.66). Plant height had positive and high correlation with heading date (0.481**), growth duration (0.444**), while harvested yield had positive and low correlation with plant height (0.234**), number of effective tillers per hill (0.176**), weight of 1000 seeds (0.142*), and grain sterility (0.172**). A general agglomerative hierarchical clustering was analyzed by using Ward method, based on agronomic traits, morpholgical traits and resistance to pests and diseases in field condition. At dissimilarity coefficient of 20%, the collection was divided into three groups: 111 varieties belonged to group 1; 17 varieties belonged to group 2; 172 varieties belonged to group 3. Thirty core varieties were selected for further evaluation of resistance to main pest and disease in artificial condition and and of grain quality. The core varieties had high resistantance to bacterial blight, leaf blast, brown plant hopper and their amylose contents varied from 18.0 to 28.8%.