ĐÁNH GIÁ TỐC ĐỘ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG CÁC MÔ HÌNH ÁP DỤNG GÓI KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA TIÊN TIẾN TRÊN BỐN TIỂU VÙNG SINH THÁI TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
ĐÁNH GIÁ TỐC ĐỘ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG CÁC MÔ HÌNH ÁP DỤNG GÓI KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA TIÊN TIẾN TRÊN BỐN TIỂU VÙNG SINH THÁI TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Evaluation of greenhouse gas emission rate from rice fields applied advanced technique on 4 ecological subregions in the Mekong Delta
Nghiên cứu tiến hành đánh giá tốc độ phát thải khí nhà kính trên các mô hình áp dụng gói kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến ở các tiểu vùng sinh thái tại ĐBSCL từ năm 2017 - 2018. Nghiên cứu được thực hiện trên quy mô 15 ha/ mô hình, mẫu khí thải được thu 3 điểm/mô hình ở ruộng mô hình và ruộng đối chứng vào các thời điểm: sau mỗi lần bón phân một ngày; lúa 55 - 60 ngày sau sạ và sau khi thu hoạch lúa 1 tuần. Kết quả cho thấy: Phát thải khí nhà kính CH4 và N2O trên ruộng lúa trong vụ Đông Xuân 2017 - 2018, Hè Thu 2018 và Thu Đông 2018 tại 4 tiểu vùng sinh thái có sự biến động khác nhau giữa lượng khí CH4 và N2O. Tốc độ phát thải khí CH4 và N2O (mg/m2/ngày) khi không canh tác lúa tại 4 tiểu vùng sinh thái đều thấp hơn so với đang canh tác lúa. Sau khi thu hoạch trên ruộng không có lúa, ngưng cung cấp phân bón, đồng thời mực nước trên ruộng được rút khô trước đó để thu hoạch lúa điều này dẫn đến lượng khí CH4 và N2O tại thời điểm sau thu hoạch lúa 1 tuần giảm hơn so với thời điểm đang canh tác lúa. Tiềm năng làm ấm lên toàn cầu (tCO2e/ha) ở mô hình tiên tiến tại các tiểu vùng sinh thái đều giảm so với các mô hình canh tác theo nông dân địa phương. Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy biện pháp canh tác lúa tiên tiến góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp hiệu quả hơn biện pháp canh tác truyền thống.
Study was carried out to evaluate the greenhouse gas emission rate in model applied advanced technique for rice cultivation in sub ecoregions in the Mekong Delta from 2017 - 2018. The research was conducted on a scale of 15 ha/model; gas emission was collected from 3 sites/model and field control at different rice development stage: One day after fertilizing, at 55 - 60th day after sowing and one week after harvesting. The results showed that: CH4 and N2O greenhouse gas emissions on rice fields in the Winter-Spring crop of 2017 - 2018 and Summer-Autumn crop of 2018 and Autumn-Winter of 2018 in 4 ecological sub-regions had different fluctuations between the amount of CH4 and N2O at the sampling sites. The rate of CH4 and N2O emissions 1-week (mg/m2/day) after harvesting in 4 ecological sub-regions was lower than the rate of CH4 and N2O emission during rice cultivation. After harvesting, there was not rice in the field, the fertilizer was not supplied and there not water the water level in the field was withdrawn previously to harvest rice, leading to the amount of CH4 and N2O at 1-week after harvesting decreased compared to the time of rice cultivation. Total greenhouse gas emissions for the whole season (or global warming potential in tCO2e/ha) in the improved model in ecological sub-regions was reduced in comparison to farmer’s cultivation. Thus, the research results showed that advanced rice cultivation methods contribute to reducing greenhouse gas emissions in agriculture more effectively than traditional farming methods.