• ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA CÁC DÒNG/GIỐNG CÀ PHÊ VỐI CHỌN LỌC TRỒNG TRONG CHẬU

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA CÁC DÒNG/GIỐNG CÀ PHÊ VỐI CHỌN LỌC TRỒNG TRONG CHẬU

Xem các bài khác
Số trang của bài
16-24
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA CÁC DÒNG/GIỐNG CÀ PHÊ VỐI CHỌN LỌC TRỒNG TRONG CHẬU

Tên tác giả
Đinh Thị Tiếu Oanh, Lê Văn Bốn, Nguyễn Thị Thanh Mai, Đào Hữu Hiền, Hoàng Quốc Trung, Trần Thị Bích Ngọc, Vũ Thị Danh, Lê Văn Phi, Nguyễn Đình Thoảng, Lại Thị Phúc, Trần Hoàng Ân, Nông Khánh Nương, Tôn Thất Dạ Vũ
Category
Monthly Journal
Title

Evaluation of drought tolerance of Robusta coffee materials under the potted conditions

Author
Đinh Thi Tieu Oanh, Le Van Bon, Nguyen Thi Thanh Mai, Dao Huu Hien, Hoang Quoc Trung, Tran Thi Bich Ngoc, Vu Thi Danh, Le Van Phi, Nguyen Dinh Thoang, Lai Thi Phuc, Tran Hoang An, Nong Khanh Nuong, Ton That Da Vu
Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng chịu hạn của 20 dòng/giống cà phê vối chọn lọc ở điều kiện trồng trong chậu tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI). Kết quả cho thấy 20 dòng/giống cà phê vối có thời gian cây héo từ 7 đến 15 ngày sau khi tưới, trong đó chọn được 10 dòng/giống có khả năng chịu hạn tốt hơn giống đối chứng và các dòng/giống còn lại (thời gian cây héo từ 13 đến 15 ngày sau tưới) gồm: F95, L4H7C1, L2H36C1 , F97, L4H15C1 , L4H17C15, L4H5C9, L4H6C4, F105 và Apoatã. Thời gian cây héo có tương quan chặt với hàm lượng nước tương đối, nồng độ chất tan và hàm lượng proline trong lá tại thời điểm cây héo. Chỉ số hàm lượng nước tương đối trong lá tại thời điểm 1 ngày sau tưới và thời điểm cây héo tương ứng là 86,3 - 95,0% và 36,8 - 48,0%. Quá trình cây héo, chỉ số hàm lượng diệp lục trong lá giảm, hàm lượng proline và nồng độ chất tan tăng. Mật độ khí khổng trong lá chưa thấy có tương quan với quá trình cây héo, dao động từ 188 - 545 lỗ/mm2 .

Abstract

The study aimed to evaluate the drought tolerance of 20 selected robusta coffee materials under potted conditions at the Western Highlands Agriculture and Forestry Science Institute (WASI). The result showed that 20 robusta coffee materials had wilting time from 7 to 15 days after watering, of which 10 materials were selected with better drought tolerance than the control variety and the remaining materials (wilting time from 13 to 15 days after watering) including: F95, L4H7C1, L2H36C1, F97, L4H15C1, L4H17C15, L4H5C9, L4H6C4, F105 and Apoatã. The duration of the plant wilting was correlated with the LRWC, solute concentration, and proline content of the leaves. LRWC at 1 day after watering and wilting was 86.3 - 95.0% and 36.8 - 48.0%, respectively. While the chlorophyll content index in leaves decreased at wilting, the proline content and solute concentration increased. The stomatal density in leaves of these materials was recorded from 188 to 545 holes/mm2 .

Từ khoá / Keywords

Dòng/giống; chọn lọc
Cà phê vối
chịu hạn
trồng trong chậu
Robusta coffee
drought tolerance
potted condition