• ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG ĐẤT LÚA BỊ SUY THOÁI DO TÁC ĐỘNG CỦA MẶN HÓA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG ĐẤT LÚA BỊ SUY THOÁI DO TÁC ĐỘNG CỦA MẶN HÓA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Xem các bài khác
Số trang của bài
73-78
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG ĐẤT LÚA BỊ SUY THOÁI DO TÁC ĐỘNG CỦA MẶN HÓA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
 

Tên tác giả
Hoàng Thị Ngân, Hà Mạnh Thắng, Nguyễn Thanh Hòa, Phạm Quang Hà, Nguyễn Quang Huy
Category
Monthly Journal
Title

Effectiveness of restoration model of degraded rice-growing land environment impacted by salinization in the Mekong delta
 

Author
Hoang Thi Ngan, Ha Manh Thang, Nguyen Thanh Hoa, Pham Quang Ha, Nguyen Quang Huy
Tóm tắt

Bài viết trình bày kết quả thực hiện mô hình “Áp dụng các kỹ thuật canh tác tổng hợp nhằm hạn chế và phục hồi đất lúa bị suy thoái do tác động của nhiễm mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long” trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu diễn biến và giải pháp hạn chế, phục hồi môi trường đất trồng lúa bị suy thoái vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. Kết quả của mô hình cho thấy việc áp dụng một số giải pháp tổng hợp đã cải thiện độ phì nhiêu của đất, hàm lượng OC trong đất tăng từ 5,4 - 13,1%, pH được duy trì ổn định, tính đệm của đất được cải thiện. Bên cạnh đó, một số yếu tố hạn chế trong đất mặn Na+, tổng số muối tan (TSMT) có dấu hiệu giảm trên mô hình diện rộng (Na+ giảm từ 5,4 - 8,1%, TSMT giảm từ 3,6 - 16,1% so với công thức đối chứng). Hiệu quả kinh tế mô hình tăng thêm 22,4% so với trồng lúa truyền thống. Mặt khác, việc ứng dụng các kỹ thuật canh tác tổng hợp (sử dụng phân bón chậm tan, chất cải tạo đất, phụ phẩm hữu cơ, …) đã giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, phục hồi các vùng đất mặn bị suy thoái góp phần sản xuất lúa bền vững trên đất mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
 

Abstract

–The paper presents the results of implementing the model of applying integrated farming techniques to limit and recover degraded rice land due to the impact of salinization in the Mekong Delta under the project “Research on changes and solutions to limit and restore degraded rice-growing land environment in the Mekong River Delta”. Th–e results showed that the application of several integrated solutions improved soil quality, increased OC content from 5.4 to 13.1%, stabilized pH, improved soil buffering. Besides, some limiting factors in saline soil (Na+, TSMT) showed signs of reduction (Na+ decreased from 5.4 - 8.1%, TSMT decreased from 3.6 - 16.1% compared to the control formula). On the other hand, the model economic efficiency increased by 22.4% compared to traditional rice cultivation. Also, the application of integrated solutions helps to protect the environment in general and to ensure sustainable development of the rice land environment in the Mekong Delta in particular
 

Từ khoá / Keywords

đất mặn
Đồng bằng sông Cửu Long
giải pháp canh tác
năng suất lúa
suy thoái đất lúa
Farming solution
Mekong delta
rice land degradation
rice yield Saline soil