• ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT TẠI MỘT SỐ VÙNG CHUYÊN CANH RAU, HOA KHU VỰC HÀ NỘI

ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT TẠI MỘT SỐ VÙNG CHUYÊN CANH RAU, HOA KHU VỰC HÀ NỘI

Xem các bài khác
Số trang của bài
127-131
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT TẠI MỘT SỐ VÙNG CHUYÊN CANH RAU, HOA KHU VỰC HÀ NỘI
 

Tên tác giả
Nguyễn Thị Khánh, Hà Mạnh Thắng, Đỗ Thị Thuỷ, Nguyễn Thanh Cảnh
Category
Monthly Journal
Title

Assessment of soil environment quality changes in intensive vegetables and flower farming areas in Hanoi
 

Author
Nguyen Thi Khanh, Ha Manh Thang, Do Thị Thuy, Nguyen Thanh Canh
Tóm tắt

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá chất lượng môi trường đất một số vùng chuyên canh rau, hoa khu vực Hà Nội, thuộc nhiệm vụ “Quan trắc và phân tích môi trường đất miền Bắc năm 2018”. Vùng chuyên canh rau  tại Lĩnh Nam - Hoàng Mai - Hà Nội và chuyên canh hoa tại Tây Tựu - Bắc Từ Liêm - Hà Nội nằm trên nền đất phù sa sông Hồng, hàm lượng dinh dưỡng trong đất ở mức khá với N tổng số và K2O tổng số ở mức trung bình, giàu mùn, giàu P2O5 tổng số và P2O5 dễ tiêu. Qua nhiều năm sản xuất rau, hoa ở mức thâm canh cao, với tần suất thời vụ trong năm lớn (4 - 5 vụ/năm đối với đất trồng rau và 2 - 3 vụ/năm đối với đất trồng hoa), hàm lượng một số chất dinh dưỡng trong đất nghiên cứu đã có nhiều biến động. Trong giai đoạn 2015 - 2018, hàm lượng mùn (OM) và N tổng số suy giảm trong khi hàm lượng P2O5 và K2O có xu hướng tăng. Năm 2018, hàm lượng OM trong đất rau và hoa đều đạt mức trung bình (1,30 % và 1,14 %); N tổng số nghèo trong đất trồng rau (0,095 %) và trung bình trong đất trồng hoa (0,123%); P2O5 tổng số và K2O tổng số đều đạt mức giàu ở cả 2 nhóm đất (P2O5: 0,207% và 0,239%; K 2O: 2,464% và 2,859%). Kết quả điều tra cho thấy những năm gần đây, lượng phân hữu cơ bón cho đất ở khu vực nghiên cứu giảm đi rõ rệt, thậm chí chỉ bón hoàn toàn phân hóa học với lượng khá cao. Việc bón phân mất cân đối, lạm dụng phân hóa học, không bổ sung phân hữu cơ là những nguyên nhân chính làm giảm hàm lượng mùn trong đất, dẫn đến giảm độ phì nhiêu tự nhiên, ảnh hưởng đến cấu trúc đất và làm đất dần bị suy thoái.
 

Abstract

Th–e paper presents the results of assessment of soil environmental quality in some intensive vegetables and flowers farming areas in Hanoi within the project of “Monitoring and analyzing soil environment in the North in 2018”. –The area specializing in vegetable cultivation in Linh Nam - Hoang Mai - Hanoi and specializing in flower cultivation in Tay Tuu - Bac Tu Liem - Hanoi is located on the Fluvisoils of the Red River; nutrient content in the soil is quite good with total N and total K 2O is average, rich in humus, rich in total P2O5 and easily absorbed P2O5. Over the years of producing vegetables and flowers at a high level of intensive cultivation, with a high seasonal frequency (4 - 5 crops of vegetable/year and 2 - 3 crops of Ãower/year), the content of some nutrients in the soil have been changed. In the period 2015 - 2018, the content of humus (OM) and total N decreased, while the content of P2O5 and K2O tended to increase. In 2018, the content of OM in vegetable growing soil and Ãower growing soil were at an average level (1.30% and 1.14%); the content of total N was poor in vegetable growing soil (0.095%) and average in flower growing soil (0.123%); Total P2O5 and total K2O were both rich in both soil groups (P2O5: 0.207% and 0.223%; K2O: 2.464% and 2.859%). –The survey results showed that in the recent years, the amount of organic fertilizer applied to the soil in the study area has decreased significantly, even when only completely applied high amount of chemical fertilizer. Th–e imbalance of fertilizer, the abuse of chemical fertilizers, and the absence of organic fertilizer are the main causes of the reduction of humus content in the soil leading to declining natural soil fertility and affect soil structure and soil degradation.
 

Từ khoá / Keywords

đất phù sa
thâm canh
chất lượng đất
rau
Hoa
Lĩnh Nam
Tây Tựu
Fluvisoils
intensive farming
soil quality
vegetables
flower
Linh Nam
Tay Tuu