CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG CHO SẢN PHẨM MẬN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA

Xem các bài khác
Số trang của bài
91-97
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG CHO SẢN PHẨM MẬN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA

Tên tác giả
Lê Như Thịnh , Nguyễn Thị Tân Lộc , Nguyễn Quốc Hùng , Nguyễn Thị Dương Nga , Trần Thế Cường và Trần Văn Long
Category
Monthly Journal
Title

Market opportunities for plums of Moc Chau district, Son La province

Author
Le Nhu Thinh, Nguyen Thi Tan Loc, Nguyễn Quốc Hùng, Nguyen Thi Duong Nga, Tran The Cuong and Tran Van Long
Tóm tắt

Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 42 người thu gom sản phẩm mận chín, 22 người thu gom sản phẩm mận xanh tại Mộc Châu; Thu thập giá mận hàng ngày của 6 người bán buôn tại chợ Long Biên, Hà Nội và tổ chức 01 hội thảo tác nhân tại huyện Mộc Châu. Kết quả nghiên cứu trong năm 2015 chỉ ra rằng: Giá bán buôn mận bình quân của Mộc Châu, Sơn La thường cao hơn so với mận từ Trung Quốc tại thị trường Hà Nội; Có tới 71,8% ý kiến của người thu gom mận chín, 55% ý kiến của người thu gom mận xanh cho rằng sản phẩm mận chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường; Thời vụ cung cấp mận của Mộc Châu, Sơn La thường từ tháng 5 đến tháng 6, trong khi mận từ Trung Quốc kéo dài từ tháng 6 đến đầu tháng 10; Giống mận của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La chủ yếu là giống là mận Tam Hoa và mận cơm, trong khi đó Trung Quốc có tới 9 giốngmận khác nhau. Trên cơ sở đánh giá thực trạng thị trường, nghiên cứu đã đề xuất các can thiệp nhằm phát triển thị trường cho sản phẩm mận Mộc Châu: (i) Xây dựng kênh hàng mận chín chất lượng cao; (ii) Tăng sản lượng mận xanh; (iii) Đa dạng giống mận, kéo dài thời vụ và (iv) Xây dựng quy trình canh tác mận phù hợp cho từng thị trường.

Abstract

This study surveyed 42 ripe plum collectors and 22 unripe plum collectors in Moc Chau district; The plum price was daily collected from 6 wholesalers in Long Bien market, Ha Noi and one stakeholder workshop was organized in Moc Chau district. Results of the study in 2015 pointed out that average wholesale price of plums derived from Moc Chau district was usually higher than that of plums imported from China in Hanoi market. 71.8% of ripe plum collectors and 55.0% of unripe plum collectors in Moc Chau thought that plums had not been able to meet the market demand. Plum season is from May to June in Moc Chau district, Son La while it lasts from June to the beginning of October in China. Plum varieties in Moc Chau district, Son La are mainly Tam Hoa plums and Com plums while there are 9 different types in China. Based on the market situation analysis, the study has proposed some specific interventions to promote market development for plums derived from Moc Chau district, Son La, which are (i) Developing a channel for high-quality ripe plums; (ii) Increasing unripe plum production; (iii) Diversifying plum varieties and extending plum seasonality; and (iv) Developing plum production protocols that are suitable for each market.

Từ khoá / Keywords

Mận Mộc Châu
cơ hội
thị trường
nhu cầu
chuỗi giá trị mận
Moc Chau plums
opportunities
market
demand
value chain of plums