CÁC ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI VÀ TẠO CHẾ PHẨM PROBIOTIC CỦA VI KHUẨN LACTIC PHÂN LẬP TỪ RUỘT GÀ
CÁC ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI VÀ TẠO CHẾ PHẨM PROBIOTIC CỦA VI KHUẨN LACTIC PHÂN LẬP TỪ RUỘT GÀ
Classification characteristics and probiotic production of lactic acid bacteria isolated from chicken intestine
Mục đích của nghiên cứu này là xác định đặc điểm phân loại của hai chủng (RG2.1 và RG8.1) có đặc tính probiotic phân lập từ ruột gà và tạo chế phẩm probiotic từ các chủng đó để ứng dụng bổ sung vào thức ăn chăn nuôi gia cầm. Kết quả chỉ ra chủng RG2.1 thuộc giống Pedioccoccus, chủng RG8.1 thuộc giống Lactobacillus. Thời gian lên men của hai chủng là 36 h. Môi trường lên men cải biến MRSII là môi trường rẻ tiền và dễ kiếm có thể thay thế được môi trường MRS để lên men với thể tích lớn ứng dụng trong thực tiễn sản xuất. Chất mang tạo chế phẩm probiotic là bột cám gạo, nhiệt độ sấy 40o C cho tỉ lệ tế bào sống sót 43,29% (RG2.1), 45,57% (RG8.1). Kết quả thử nghiệm hai chủng không có đối kháng lẫn nhau, chế phẩm dạng bột của hai chủng này được phối trộn theo tỷ lệ 1/1 đựng trong túi polyethylen, bảo quản ở 4o C và nhiệt độ phòng trong thời gian 60 ngày. Chế phẩm hỗn hợp sau khi phối trộn có mật độ vi khuẩn lactic là 2,12˟ 109CFU/g. Sau 60 ngày bảo quản, mật độ vi khuẩn lactic trong chế phẩm là 0,37˟ 109 CFU/g khi bảo quản ở 4o C, 2 ˟ 106CFU/g bảo quản ở nhiệt độ phòng. Chế phẩm probiotic từ 02 chủng này có thể ứng dụng trong chăn nuôi gia cầm.
The purpose of this study was to determine classification characteristics of two potentially probiotic strains (RG2.1, RG8.1) isolated from chicken intestine and to produce probiotics for adding to poultry feed. The data indicated that RG2.1 strain belonged to Pediococcus genus, RG8.1 strain belonged to Lactobacillus. The fermentation time of both strains was 36 h. The MRSII medium was cheap, easy to use and could replace the MRS medium for large fermentations. This medium should be used in production practices. Rice bran was used as a carrier. Probiotic product was dried by incubators at temperature 40°C. The result showed that the living cell ratio was 43.29% (RG2.1), 45.57% (RG8.1) after drying. In addition, RG2.1 and RG8.1 strains didn’ t exhibit the antagonistic activities against each other. The powder of two strains was mixed in a ratio 1/1, put in polyethylene bags and preserved at cool condition 4o C and at room temperature in 60 days. The amount of lactic acid bacteria cell in probiotic product was 2.12 ˟ 109 CFU/g. After 60 days of preservation at 4o C and room temperature, the bacteria density was 0.37 ˟ 109 and 2 ˟ 106 CFU/g, respectively. The primary results suggested that this probiotic powder could be used as probiotics in poultry.