• ẢNH HƯỞNG NỒNG ĐỘ SILIC ĐẾN KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH ĐỐM LÁ DO NẤM Cercospora sp. TRÊN RAU XÀ LÁCH THỦY CANH

ẢNH HƯỞNG NỒNG ĐỘ SILIC ĐẾN KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH ĐỐM LÁ DO NẤM Cercospora sp. TRÊN RAU XÀ LÁCH THỦY CANH

Xem các bài khác
Số trang của bài
97-102
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

ẢNH HƯỞNG NỒNG ĐỘ SILIC ĐẾN KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH ĐỐM LÁ DO NẤM Cercospora sp. TRÊN RAU XÀ LÁCH THỦY CANH

Tên tác giả
Nguyễn Huy Tài, Lý Thị Cẩm Duyên, Nguyễn Thị Thu Nga, Nguyễn Bảo Vệ
Category
Monthly Journal
Title

Effect of silicon concentration on resistance to leaf spot disease by Cercospora sp. on hydroponic lettuce

Author
Nguyen Huy Tai, Ly Thi Cam Duyen, Nguyen Thi Thu Nga, Nguyen Bao Ve
Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tính mẫn cảm bệnh đốm lá trên 3 giống xà lách và ảnh hưởng nồng độ silic cung cấp qua rễ trong dung dịch dinh dưỡng và phun qua lá đến khả năng kháng bệnh đốm lá do Cercospora sp. trên xà lách thủy canh. Kết quả giống xà lách Rado 45 dễ mẫn cảm với bệnh đốm lá với tỷ lệ và trung bình diện tích lá bệnh cao nhất là 99,9% và 7,4%, khác biệt ý nghĩa so với giống Rado 357 và Romaine ở thời điểm 9 ngày sau khi chủng bệnh. Ở 9 ngày sau khi chủng bệnh, trung bình diện tích lá bệnh của giống Rado 45 ở nồng độ silic cung cấp qua rễ 10 và 20 ppm tương ứng là 17,0% và 16,8%, trung bình này thấp hơn và khác biệt ý nghĩa so với nồng độ silic 30 ppm (27,1%) và 40 ppm (27,7%); tuy nhiên, không khác biệt ý nghĩa so với đối chứng (21,6%). Kết quả nồng độ silic 0, 20, 40, 60, và 80 ppm phun lá ở 3 ngày sau khi chủng bệnh, trung bình diện tích lá bệnh của giống Rado 45 ở nồng độ silic 40 ppm thấp hơn ý nghĩa so với nồng độ 80 ppm và đối chứng; tuy nhiên, giữa tất cả các nồng độ silic có sự khác biệt không ý nghĩa về trung bình diện tích lá bệnh ở thời điểm 5 và 7 ngày sau khi chủng bệnh.

Abstract

The study was conducted to evaluate the susceptibility to leaf spot disease on three lettuce varieties and the effect of silicon concentrations in a nutrient solution supplied through the roots and sprayed through the leaves on resistance to leaf spot disease caused by Cercospora sp. on hydroponic lettuce. The results showed that, the Rado 45 is susceptible to leaf spot disease with the highest disease rate (99.9%) and average percentage of disease leaf area (7.4%) which are significantly different from those of Rado 357 and Romaine varieties at 9 days after disease inoculation. For 9 days after disease inoculation, average percentage of disease leaf area Rado 45 in silicon concentrations supplied through roots 10 ppm (17.0%) and 20 ppm (16.8%) which were lower and differed significantly that from silicon concentrations of 30 ppm (27.1%) and 40 ppm (27.7%); however, silicon concentrations of 10 and 20 ppm was not significantly different from the control treatment (21.6%). The experimental results on five concentrations of silicon 0; 20; 40; 60 and 80 ppm on Rado 45 by foliar sprays for 3 days after disease inoculation showed that the average percentage of disease leaf area in silicon concentration 40 ppm was significantly lower than that of the concentration of 80 ppm and the control; however, between silicon concentrations there was no significant difference for 5 and 7 days after disease inoculation.

Từ khoá / Keywords

Silic
bệnh đốm lá
giống xà lách thủy canh
Silicon
leaf spot disease
hydroponic lettuce varieties