• ẢNH HƯỞNG CỦA ETHYL METHANESULFONATE VÀ TIA CỰC TÍM ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH BIẾN DỊ SOMA IN VITRO CỦA CÂY HOA CÚC

ẢNH HƯỞNG CỦA ETHYL METHANESULFONATE VÀ TIA CỰC TÍM ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH BIẾN DỊ SOMA IN VITRO CỦA CÂY HOA CÚC

Xem các bài khác
Số trang của bài
18-22
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

ẢNH HƯỞNG CỦA ETHYL METHANESULFONATE VÀ TIA CỰC TÍM ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH BIẾN DỊ SOMA IN VITRO CỦA CÂY HOA CÚC

Tên tác giả
Nguyễn Thị Mỹ Diên, Lê Công Hùng, Hoàng Thị Thúy
Category
Monthly Journal
Title

Effects of ethyl methanesulfonate and ultraviolet radiation on formation of in vitro somaclonal variation of chrysanthemum indicum

Author
Nguyen Thi My Dien, Le Cong Hung, Hoang Thi Thuy
Tóm tắt

Nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý Ethyl methanesulfonate (EMS) và tia cực tím (UV) đến khả năng tạo dòng biến dị in vitro, đồng thời đánh giá sinh trưởng, phát triển và biến dị của các dòng biến dị này trên loài cúc vàng (Chrysanthemum indicum) nhằm tạo nguồn nguyên liệu phong phú cho công tác chọn tạo giống hoa cúc mới. Trong nghiên cứu này, các chồi cúc in vitro được cắt bỏ lá, được cắt thành các mẫu có kích thước 1,0 - 1,5 (cm) mang một mắt ngủ đem ngâm vào môi trường xử lý MS lỏng có bổ sung 0,1mg/1BA và EMS vô trùng với các nồng độ khác nhau (từ 0,1% đến 0,3%) và xử lý bằng tia UV có cường độ 125 μW/cm2 ứng với bước sóng 253nm với trong 8 giờ. Kết quả cho thấy, trong điều kiện in vitro thu được tỷ lệ chồi biến dị hình thái cao nhất ở công thức 2 (EMS 0,1% + UV), tỷ lệ biến dị đạt 20% chiều cao cây, số lá và khả năng ra rễ của các dòng cúc giảm dần khi tăng nồng độ xử lý EMS. Sự sinh trưởng, phát triển của các dòng cúc ở vườn trồng cũng có sự khác nhau, chiều cao cây của các dòng đối chứng tốt hơn, trong khi đó chiều cao cây của dòng M2 là thấp nhất. Một số dạng biến dị có lợi về hình thái thân lá và hình thái hoa đã được quan sát thấy ở dòng M2 (EMS 0,10% + UV), dòng M6 (EMS 0,30% + UV). Các biến dị này có tiềm năng cho công tác chọn tạo giống hoa cúc mới.

Abstract

This paper presents the study on the effect of ethyl methanesulfonate (EMS) and ultraviolet (UV) radiation treatment on the in vitro variation and also assesses the growth, development and variation of these lines of Chrysanthemum indicum to produce an abundant material sources for selection of new cultivars. In this experiment, the segments without leaves from the in vitro shoots were used as explants of 1 - 1.5 cm in length and contained a bud. These explants were immersed in liquid MS supplemented with 0.1 mg/1BA and sterilized EMS with different concentrations from 0.1% to 0.3% and then treated by UV with intensity of 125μW/cm2 corresponding to 253 nm wavelength in 8 hours. The results showed the treament 2 (EMS 0.10% + UV) had the highest proportion of variant buds, the rate of variation reached 20% in in vitro conditions. The shoot height, the number of leaves and the rooting ability of the Chrysanthemum indicum lines decreased correspondingly with the increasing concentration of EMS. The growth and development of these Chrysanthemum indicum lines in nurseries were also different, the height of plant in M0 lines (the control) was better than that in the others treaments while the height plant of M2 line was lowest. Several morphological variant traits of leaf and flower were obsered in M2 line (EMS 0.10% + UV) and M6 line (EMS 0.30% + UV). These variant materials are potential for selection and breeding of new Chrysanthemum cultivars.

Từ khoá / Keywords

Ảnh hưởng
cúc vàng
biến dị
Ethyl methanesulfonate
tia UV
effect
Chrysanthemum indicum
variation
Ethyl methanesulfonate
ultraviolet