• ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP CẮT CÀNH ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ QUẢN LÝ BỆNH ĐỐM NÂU THANH LONG

ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP CẮT CÀNH ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ QUẢN LÝ BỆNH ĐỐM NÂU THANH LONG

Xem các bài khác
Số trang của bài
68-73
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP CẮT CÀNH ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ QUẢN LÝ BỆNH ĐỐM NÂU THANH LONG

Tên tác giả
Ngô Thị Kim Thanh, Nguyễn Ngọc Anh Thư, Nguyễn Thành Hiếu
Category
Monthly Journal
Title

Effect of various degree of pruning on plant growth, yield and controlling of canker disease of dragon fruit crop

Author
Ngo Thi Kim Thanh, Nguyen Ngoc Anh Thu, Nguyen Thanh Hieu
Tóm tắt

Thanh long (Hylocerus undatus) là một trong những chủng loại cây ăn quả nhiệt đới quan trọng ở các tỉnh phía Nam. Kiểu trồng trụ theo sản xuất truyền thống bộc lộ nhiều điểm hạn chế như: tán cây mang nhiều cành già, cành vô hiệu, khó chăm sóc, là nơi trú ẩn của nguồn bệnh và chất lượng quả kém,… Bản thân kiểu trồng trụ tạo ra những thách thức không nhỏ trong việc vệ sinh vườn và quản lý tán kém dẫn đến sự phát sinh và lây lan dịch hại, đặc biệt là bệnh đốm nâu (Neoscytalidium dimidiatum). Đây là đối tượng dịch hại mới, lây lan nhanh trong mùa mưa, trường hợp cây nhiễm bệnh nặng có thể làm giảm sự phát triển, ảnh hưởng đến chất lượng quả thương phẩm và tồn dư dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như an toàn thực phẩm do sử dụng thuốc có độ độc cao và liều lượng áp dụng không phù hợp so với khuyến cáo. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt cành với mức 30 - 60% số cành/trụ đã giúp sự hình thành chồi mới (3,8 - 11,5 chồi/trụ), giảm tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh trên cành và quả khi so với đối chứng (không cắt). Đồng thời, các nghiệm thức cắt tỉa cành giúp tăng khả năng ra nụ hoa từ 4,1 - 12,6% nụ/trụ; tăng số quả/trụ và năng suất/ công thức tương ứng lần lượt là 4,4 - 7,8 quả/trụ và 9,14 - 31,56 kg/công thức.

Abstract

Dragon fruit (Hylocerus undatus) is one of most importance tropical crop in southern part of Vietnam. Mop top (concrete post) is known as traditional production system which associates to many inherent issues to industry such as old unproductive cladodes and support instability, management constraints, providing a haven for pests and diseases, poor quality fruit, etc. The Mop Top plant structure itself presents challenges for orchard hygiene and poorly management is leading to significant pest and disease problems, particularly canker disease (Neoscytalidium dimidiatum). This newly emerge disease could quickly spread in wet season and heavily infection orchard could reduce plant growth, marketable production and highly level of fungicide residue is lead to food safety due to intensive chemicals and in-appropriate applications of chemicals. The result showed that canopy pruning on Mop top system ranging from 30 to 60% could support to form new vegetative shoots (3.8 - 11.5 shoots/concrete post) and to reduce disease incidence and disease severity on cladode and fruit as compared to control (un-pruned). Moreover, treatments of pruning were significantly increased the number of flowers by 11.5 to 12.6% per concrete post; the number of fruit per concrete post by 4.4 - 7.8 fruits and the yield per treatment by 9.14 - 31.56 kg, respectively.

Từ khoá / Keywords

Cắt cành
thanh long
bệnh đốm nâu
Neoscytalidium dimidiatum
Pruning
dragon fruit
canker disease
Neoscytalidium dimidiatum