An ninh lương thực - một trong những ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU

An ninh lương thực sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu của nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên EU của Séc, đây cũng là nội dung sẽ nằm trong chương trình nghị sự trong các cuộc họp của bộ trưởng nông nghiệp EU trong sáu tháng tới.

Ưu tiên hàng đầu là vấn đề an ninh lương thực

Cộng hòa Séc đã tiếp quản quyền Chủ tịch luân phiên EU kéo dài trong sáu tháng bắt đầu từ 1 tháng 7. Trong bối cảnh cuộc xung đột Nga và Ukraine, hai cường quốc nông nghiệp chiếm hơn một phần ba xuất khẩu lúa mì toàn cầu, sự gián đoạn về chuỗi cung ứng lương thực đang làm dấy lên lo ngại về tình trạng mất an ninh lương thực.

Ủy ban đại diện thường trực EU cho biết trong nhiệm kỳ của Cộng hòa Séc sẽ ưu tiên giải quyết tác động của cuộc khủng hoảng do sự xung đột của Nga, trong đó Séc sẽ tiếp tục chỉ đạo và tiến hành các cuộc thảo luận về tình hình thị trường và nội dung này này sẽ nằm trong các cuộc họp của bộ trưởng nông nghiệp EU trong nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên của Séc.

Image removed.

Ảnh minh họa: KT

Dmitrij Černikov, người phát ngôn của COREPER I cho biết: “Những tác động hiện nay của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã buộc Cộng hòa Séc phải thay đổi các ưu tiên trong nhiệm kỳ chủ tịch của mình trên mọi lĩnh vực và nông nghiệp không phải là ngoại lệ. Các Bộ trưởng Nông nghiệp của EU sẽ cần có cơ hội để thảo luận và giải quyết các vấn đề đáng lo ngại đó và đưa ra những đề xuất cũng như biện pháp nếu cần thiết”.

Thúc đẩy Chính sách nông nghiệp chung (CAP)

Trong khi đó, với cương vị Chủ tịch luôn phiên EU, Cộng hòa Séc sẽ giám sát một số hồ sơ nông nghiệp quan trọng, bao gồm cả việc thông qua các kế hoạch chiến lược quốc gia về Chính sách nông nghiệp chung (CAP) của các quốc gia thành viên.

Thông qua các kế hoạch này, các bản dự thảo đầu tiên đã được đệ trình lên Ủy ban vào đầu năm nay, các quốc gia thành viên sẽ vạch ra phương án, kế hoạch dự định để đáp ứng 9 mục tiêu EU của cải cách CAP – tuy nhiên điều này đặt ra một thách thức lớn đối với Liên minh châu Âu.

Ủy ban đại diện thường trực EU cho rằng đây là mục tiêu không dễ dàng vì phải cân bằng các mục tiêu dài hạn của EU cùng với những thách thức mới bao gồm cả chiến lược Đa dạng sinh học. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là phải cung cấp cho nông dân trong toàn khối sự chắc chắn và rõ ràng bao gồm cả về mặt pháp lý. Đây chính là mục tiêu quan trọng trong nhiệm kỳ của Cộng hòa Séc về vấn đề nông nghiệp.

Tăng cường hoạt động bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp

Các vấn đề nông nghiệp, nông sản quan trọng khác cũng sẽ nằm trong danh sách các mục tiêu của EU được đưa vào trong các cuộc thảo luận về đảm bảo chuỗi cung ứng, tăng cường các hoạt động bảo vệ và phát triển bền vững rừng.

Image removed.

Thủ tướng Séc - Petr Fiala. (Ảnh: Reuters)

Bao gồm cả các quy định về việc sử dụng thuốc trừ sâu sẽ được thông qua trong nhiệm kỳ lần này. Dự kiên các cuộc thảo luận của Bộ trưởng nông nghiệp EU vào ngày 18/7 tới với trọng tâm là “sử dụng hiệu quả thuốc trừ sâu và thúc đẩy sản xuất bền vững”.

Hội đồng Môi trường gần đây đã thông qua một quan điểm đàm phán chung về các đề xuất của Ủy ban và các cuộc đối thoại sẽ được tiến hành dưới sự theo dõi của Cộng hòa Séc. Cộng hòa Séc mong muốn đảm bảo người dân trong EU không tham gia vào vấn nạn phá rừng toàn cầu đồng thời nước này sẽ đưa ra cách thức tăng cường đóng góp của EU trong việc bảo vệ rừng và cũng như phát triển lâm nghiệp trong dài hạn.

Nuôi trồng thủy sản bền vững

Vấn đề nuôi trồng thủy sản cũng sẽ nằm trong nội dung ưu tiên thảo luận trong chương trình nghị sự sắp tới của Cộng hòa Séc. Theo báo cáo chung từ Quỹ hàng hải và nghề cá châu Âu, sản lượng nuôi trồng thủy sản của Séc lên tới 20.000 tấn cá nước ngọt mỗi năm, có giá trị vào khoảng 40 triệu euro.

Nước này đang tập trung vào việc hiện đại hóa các trang trại và ao nuôi trồng thủy sản thông qua việc áp dụng công nghệ mới và thực hiện các phương pháp canh tác thân thiện với môi trường và tiết kiệm tài nguyên.

Dự kiến, trong nửa cuối năm 2022, Cộng hòa Séc sẽ cố gắng đạt được các thỏa thuận chính trị đối với khu vực Baltic, các vùng biển sâu và hạn ngạch đối với Đại Tây Dương và Biển Bắc, cũng như Địa Trung Hải./.

 

Hải Đăng/VOV-Praha

Nguồn
vov.vn

Tin liên quan