• ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP NGẮT ĐỌT, TỈA CHỒI VÀ BỔ SUNG PHÂN BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT HẠT MƯỚP LÀM GỐC GHÉP TẠI HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG

ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP NGẮT ĐỌT, TỈA CHỒI VÀ BỔ SUNG PHÂN BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT HẠT MƯỚP LÀM GỐC GHÉP TẠI HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG

Xem các bài khác
Số trang của bài
45-51
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP NGẮT ĐỌT, TỈA CHỒI VÀ BỔ SUNG PHÂN BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT HẠT MƯỚP LÀM GỐC GHÉP TẠI HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG

Tên tác giả
Võ Thị Bích Thủy, Nguyễn Thị Thanh Trúc, Nguyễn Thùy Dung, Nguyễn Thị Diễm Tuyền, Trần Thị Ba
Category
Monthly Journal
Title

Effect of shoot cutting, pruning and additional fertilizing on seed yield of long luffa as rootstock in Tam Binh district, Vinh Long province

Author
Vo Thi Bich Thuy, Nguyen Thi Thanh Truc, Nguyen Thuy Dung, Nguyen Thi Diem Tuyen, Tran Thi Ba
Tóm tắt

Thí nghiệm thực hiện tại xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 1 năm 2020 nhằm xác định biện pháp ngắt đọt, tỉa chồi và bổ sung phân bón cho năng suất hạt mướp làm gốc ghép cao nhất. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức lô phụ với 3 lặp lại, lô chính là 4 biện pháp bổ sung phân bón: 1/ Đối chứng (không bổ sung phân bón); 2/ Phân Kem (Balado Complate) tưới gốc; 3/ Phân bón lá; 4/ Phân Kem tưới gốc + Bón lá và lô phụ là 4 biện pháp ngắt đọt, tỉa chồi: 1/ Không ngắt đọt và không tỉa chồi (Để tự nhiên - Đối chứng); 2/ Không ngắt đọt (tỉa tất cả chồi gốc đến khi cây cao 2 m); 3/ Ngắt đọt 1 lần; 4/ Ngắt đọt 3 lần. Kết quả cho thấy, nghiệm thức kết hợp phân Kem tưới gốc với Không ngắt đọt cho năng suất hạt thương phẩm cao nhất (59,4 kg/ha), tỉ lệ hạt thương phẩm khá (43,7%) và thấp nhất là kết hợp phân bón lá với Ngắt 3 lần (4,80 kg/ha). Tỷ lệ năng suất hạt thương phẩm trên tổng năng suất hạt cao nhất ở nghiệm thức kết hợp không bổ sung phân bón với Ngắt đọt 1 lần là 53,2%. Tỷ lệ hạt nẩy mầm ở các nghiệm thức đều hơn 80%.

Abstract

The experiment was conducted in Ngai Tu commune, Tam Binh district, Vinh Long province from June 2019 to January 2020 to determine shoot cutting, pruning and additional fertilizing for giving the highest seed yield of long luffa (Luffa cylindrica (L.) Roem.) as rootstock. The experiment was laid out as split-plot design with three replications, including the main plot with 4 treatments: (1) Non fertilizer adding as Control, (2) Root fertilizing of Balado Complate, (3) Foliar fertilizing, (4) Combining Root fertilizing of Balado Complate + foliar fertilizing and sub-subplot with 4 treatments: (1) Control - Nature (Non shoot cutting and non pruning), (2) Non shoot cutting (pruning all shoots of main stem below 2 m), (3) Shoot cutting once, (4) Shoot cutting three times. The results showed that the treatment of Balado Complate root fertilizing with Non shoot cutting (prune all shoots of main stem below 2 m) obtained the highest seed yield (59.4 kg/ha), percentage of marketable seed was rather good (43.7%) and the lowest seed yield was combined Foliar fertilizing with Shoot cutting three times (4.80 kg/ha). The highest ratio of marketable seed yield to total seed yield was 53.2% in the combined treatment Non fertilizer adding as Control with Shoot cutting once. Seed germination rate in all treatments was more than 80%.

Từ khoá / Keywords

Bón phân
Gốc ghép
hạt giống mướp
ngắt đọt
tỉa chồi
Fertilizing
imported varieties
long luffa seeds
Pruning
rootstocks
shoot cutting